I.) Sứ mệnh và tầm nhìn
1) Sứ mệnh: Đáp ứng nhu cầu phát triển về năng lực và trí tuệ của mọi học sinh thông qua việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao
- Nhà trường Việt Thanh xây dựng môi trường học tập thân thiện, hiện đại và an toàn tạo cơ hội cho học sinh phát triển tài năng và tư duy sáng tạo
2) Tầm nhìn:
Trường THCS-THPT Việt Thanh là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Phải xây dựng nhà trường có uy tín và vị thế cao trong giáo dục đào tạo của TP.Hồ Chí Minh và Khoa học, là ngôi trường chất lượng hàng đầu của Thành Phố mà học sinh sẽ lựa chọn để rèn luyện và học tập.
Mục tiêu
Trường THCS-THPT Việt Thanh là nơi đào tạo học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ. Phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo. Biết phát huy truyền thống của dân tộc
II.) HỆ THỐNG CÁC GIÁ TRỊ CƠ BẢN
1- Có tin thần trách nhiệm, tự giác
2- Tính trung thực
3- Lòng nhân ái
4- Năng động, sáng tạo
5- Khát vọng
6- Hội nhập
III.) PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC
1- Học sinh được học tập và sinh hoạt 2 buổi/1 ngày tại trường hoặc ngoại khóa với một lớp sĩ số không quá 30 em. Trang thiết bị hiện đại. Môi trường học tập an toàn, thân thiện.
2- Chương trình giáo dục: theo chương trình của Bộ Giáo Dục Việt Nam. Giảm lý thuyết tăng thực hành.
3- Môn Tiếng Anh có giáo viên bản ngữ giảng dạy, chú trọng thực tế và các kỹ năng nghe, nói
4- Nhà trường chú trọng đến việc dạy làm người trước khi dạy chữ. Xây dựng nề nếp, kỷ cương chuẩn mực.
5- Học sinh được rèn luyện kỹ năng sống và được tự lựa chọn các môn học theo ý.
6- Chuẩn bị tốt về kiến thức để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đậu vào các trường Đại học – Cao đẳng.
IV.) KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
1.) Chương trình Giảng Dạy:
- Thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục Đào Tạo
- Tăng cường rèn luyện Ngoại ngữ, Tin học
- Học sinh được học các lớp nâng cao theo khối thi Đại Học
2.) Tổ chức các hoạt động giáo dục khác
- Câu lạc bộ chuyên môn
- Câu lạc bộ Văn, Thể, Mỹ
- Các hoạt động ngoại khóa, thực địa, hoạt động Xã hội, tham quan, hội thảo.
V.) PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Tập trung đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. Cụ thể hóa hoạt động dạy học. Đổi mới công tác đánh giá, kiểm tra
- Vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp dạy học hiện đại theo yêu cầu từng bài và đặc thù từng môn học
- Rèn luyện cho học sinh phương pháp, thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
- Học sinh phải biết hình thành các kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy logic, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đặc biệt nảy sinh từ thực tế cuộc sống, khả năng diễn đạt, kỹ năng trình bày và thích ứng với Xã hội cũng như việc chấp nhận những thay đổi.
VI.) KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:
- Nội dung đánh giá: theo các quy định của Bộ Giáo Dục
- Phương Pháp đánh giá: Đa dạng hóa hình thức đánh giá kết hợp giữa Thầy/cô giáo quản nhiệm và Bộ môn trước, học sinh tự đánh giá .
- Việc đánh giá học sinh gồm kiểm tra kiến thức cơ bản, nâng cao kết hợp với sự sáng tạo của học sinh, chú trọng đến năng khiếu của từng em