Trường dân lập, tư thục tại hồ chí minh, Trường ngoài công lập, Tuyển sinh lớp 10, Tuyển sinh năm học 2016, Trường tư thục, Danh sách các trường dân lập, Trường dân lập nội trú ở tphcm, Trường dân lập bán trú ở tphcm

VIDEO HOẠT ĐỘNG

Thứ tư, 23 Tháng 12 2020

Cam kết chất lượng giáo dục Trường THCS & THPT Việt Thanh NH 2022-2023

Viết bởi : 
Lượt xem : 1684

# cam kết chất lượng giáo dục

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THCS&THPT VIỆT THANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

   

THÔNG BÁO

Cam kết chất lượng giáo dục của trường THCS&THPT Việt Thanh

Năm học 2022-2023

 

I. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

1. Đối với lớp 10:

- Tốt nghiệp THCS

- Tuổi vào lớp 10 là 15 tuổi (sinh năm 2007)

Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định.

- Có đủ hồ sơ theo quy định của Sở GDĐT TP.HCM:

+ Phiếu đăng ký xét tốt nghiệp trung học cơ sở và thi tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (theo mẫu) (sau đây gọi là Phiếu đăng ký)

+ Học bạ cấp trung học cơ sở (bản chính).

+ Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (bản chính) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp (tạm thời) trong năm dự tuyển do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp.

+ Bản sao khai sinh hợp lệ.

+ Nếu là học sinh ngoài TP.HCM thì có thêm hồ sơ chuyển trường.

2. Đối với lớp 11:

- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định (lớp 10)

- Kết quả lớp 10:

   + Hạnh kiểm: xếp loại Khá trở lên

   + Học lực: xếp loại Trung bình với điểm TB cuối năm từ 6,0 trở lên

3. Đối với lớp 12:

- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định (lớp 10)

- Kết quả lớp 11: Học lực và Hạnh kiểm đều xếp loại Khá trở lên

4. Đối với lớp 6:

- Hoàn thành chương trình Tiểu học

- Tuổi vào lớp 6 là 11 tuổi (sinh năm 2011)

Học sinh đã hoàn thành chương trình bậc tiểu học những năm trước (học sinh cũ), còn tuổi dự tuyển và có hồ sơ hợp lệ, được phép tham gia dự tuyển.

- Có đủ hồ sơ theo quy định của Sở GDĐT TP.HCM:

+ Đơn xin vào trường trung học cơ sở.

+ Học bạ (bản chính) của cấp tiểu học có xác nhận hoàn thành chương trình cấp tiểu học hoặc có giấy xác nhận hoàn thành chương trình cấp tiểu học của Hiệu trưởng trường tiểu học.

+ Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.

+ Nếu là học sinh ngoài TP.HCM thì có thêm hồ sơ chuyển trường.

5. Đối với lớp 7+8+9:

- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định (lớp 6)

- Kết quả lớp dưới: Học lực và Hạnh kiểm đều xếp loại Khá trở lên

II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

Nhà trường thực hiện chương trình giáo dục theo các văn bản của Bộ GDĐT và các hướng dẫn của Sở GDĐT TP.HCM:

- Quyết định số 16/2006/ BGDĐT-GDTrH, ngày 05/6/2006

" Đảm bảo dạy đủ số môn học và đủ thời lượng dạy học.

- Văn bản số 5842/ BGDĐT-GDTrH, ngày 01/9/2011

" Điều chỉnh nội dung dạy học để phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng;

" Cắt giảm nội dung quá khó, trùng lặp;

" Dành thời gian cho việc đổi mới PPDH.

- Văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH, ngày 03/10/2017

" Thực hiện chương trình theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất hs

- Văn bản số 3089/BGDĐT-GDTrH, ngày 14/8/2020

" Thực hiện các hình thức giáo dục STEM

" Nhằm hướng tới chương trình GDPT năm 2018

- Văn bản số 3280/BGDĐT-GDTrH, ngày 27/8/2020

" Điều chỉnh nội dung dạy học các môn: Toán , Lý, Hóa, sinh, Tin, Công nghệ, Văn, Sử, Địa, GDCD.

- Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới.

" Các môn học và hoạt động giáo dục còn lại thực hiện theo Văn bản 5842 (2011)

" Thời lượng môn học không thay đổi (không dùng để dạy môn khác)

-  Dạy học tự chọn bám sát để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kỹ năng cho học sinh.

III. PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH

$   1.      Yêu cầu về phối hợp giữa Nhà trường và gia đình

- Nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; không để con em bỏ học, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của trẻ em theo Công ước quốc tế, Luật giáo dục, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em và các văn bản có liên quan.

- Xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, gương mẫu cho con em mình học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập tại nhà, cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Quản lí, giám sát lịch trình học tập, vui chơi giải trí, sinh hoạt của con em mình tại nhà. Nắm vững diễn biến tâm lý, tư tưởng, phẩm chất, năng lực, sự phát triển của con em, chủ động thông báo cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm những vấn đề không bình thường của con em mình để thống nhất biện pháp phối hợp giáo dục.

- Chủ động, tích cực phối hợp cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo dục con em; phải chịu trách nhiệm bảo vệ con em mình theo quy định của pháp luật.

- Tham gia đầy đủ các cuộc họp do Ban đại diện cha mẹ học sinh, lãnh đạo nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm tổ chức, đóng góp đầy đủ các khoản theo quy định của Nhà nước. Đồng thời tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục và các hoạt động từ thiện.

$   2.      Yêu cầu về thái độ học tập của học sinh

- Không được dễ dãi với cái “lười” của bản thân

" Hãy lên kế hoạch cần làm để cải thiện điểm số;

" Phải tự giác, nghiêm túc và nghiêm khắc với chính mình trong việc thực hiện kế hoạch học tập.

- Hãy ôn tập thường xuyên, không để nước đến chân mới nhảy

" Học có chiến lược, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó;

" Ôn tập có kế hoạch, nhồi nhét kiến thức cùng một lúc sẽ gây quá tải;

" “Văn ôn – Võ luyện” nên thường xuyên ôn luyện, học tới đâu ôn tới đó, không để đến kiểm tra mới học, mới ôn.

- Hãy học với thái độ tích cực và chủ động

" Không có gì là không thể nếu bạn biết cố gắng và suy nghĩ, tìm hướng đi tích cực nhất. Chỗ nào còn vướng mắc thì hỏi bạn, hỏi thầy cô, không được bỏ qua;

" Phải dành thời gian tự học, tự nghiên cứu bài học điều đó sẽ giúp mình hiểu bài hơn và tạo hứng thú trong việc học tập

IV. HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ HỌC TẬP, SINH HOẠT CỦA HỌC SINH

Nhà trường phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, sinh viên Thành phố để xây dựng một số chương trình hỗ trợ học tập, sinh hoạt của học sinh.

- Chương trình tham quan thực tế hướng nghiệp, tìm hiểu, trải nghiệm quy trình, dây chuyền sản xuất, kỹ thuật công nghệ hiện đại đang được vận hành tại các nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị doanh nghiệp; 

- Chương trình “Hành trình Văn hóa giao thông” quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông, xử lý các tình huống khẩn cấp, tuyên truyền về văn hóa giao thông

- Chương trình  “Tư vấn pháp luật”diễn kịch tình huống pháp luật với sự tương tác cùng học sinh ; tổ chức các sân chơi kiến thức pháp luật như hỏi nhanh đáp lẹ, giải ô chữ có thưởng về pháp luật;

- Chương trình “Bác sĩ học đường” tư vấn phương pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh các bệnh lý học đường thường gặp, tâm sinh lý tuổi mới lớn, các nội dung liên quan đến các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và sốt xuất huyết

- Chuyên đề “Ứng xử văn hoá mạng xã hội”chuyên đề xoay quanh cách tiếp nhận và xử lý thông tin trên mạng xã hội; học sinh hình thành văn hóa giao tiếp mạng xã hội phù hợp với lứa tuổi và trình độ hiểu biết.

V. KẾT QUẢ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT, HỌC TẬP VÀ SỨC KHỎE CỦA HỌC SINH DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC

Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người;

1.      Phẩm chất được hướng tới là:

- Nhân ái: tôn trọng mọi người, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha thứ;

- Chăm chỉ: rèn nề nếp học tập chủ động, học mọi lúc mọi nơi;

- Trung thực: thật thà, ngay thẳng, biết nhận lỗi, nói lên chính kiến của mình, không chạy theo thành tích;

- Trách nhiệm: tự đề ra các quy định đối với bản thân, tự kiểm tra đánh giá trách nhiệm đối với tập thể, với gia đình, …

2.      Năng lực được hướng tới là:

- Năng lực tự chủ, tự học;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác;

- Năng lực tư duy sáng tạo;

- Năng lực giải quyết vấn đề.

Giáo dục phẩm chất và năng lực được xuyên suốt trong tất cả quá trình học tập tại trường, với việc thiết kế phương pháp học tập trải nghiệm, học theo dự án tạo ra sản phẩm, tạo hứng thú trong học tập và đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện giáo dục phổ thông mới; chương trình giáo dục thể chất được thực hiện hàng ngày, đáp ứng với yêu cầu của học sinh.

Kết quả học tập của học sinh được cải thiện rõ rệt, đặc biết đối với học sinh yếu, thầy cô quản nhiệm luôn theo sát, sẵn sàng giúp học sinh giải quyết các bài trên lớp một cách kịp thời, không để tồn động, bỏ qua. Đối với học sinh giỏi, thầy cô luôn tạo điều kiện và hướng dẫn để học sinh tự học, tự nghiên cứu theo yêu cầu của thầy cô.

VI. KHẢ NĂNG HỌC TẬP TIẾP TỤC CỦA HỌC SINH

Nhà trường luôn quan tâm đến việc rèn luyện cho học sinh tính tự giác trong học tập, luôn khuyến khích học sinh học tập theo hướng tích cực và chủ động; Nhà trường hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học trên lớp và ở nhà một cách nghiêm túc.

Bên cạnh đó nhà trường yêu cầu thầy cô giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định của Bộ GDĐT, bắt buộc học sinh phải nắm vững kiến thức trọng tâm, luyện tập thành thạo các bài tập cơ bản, vận dụng, nâng cao.

Với việc trang bị kiến thức đầy đủ, vững vàng và với phương pháp học tập tích cực thì học sinh hoàn toàn có khả năng tiếp tục học tập cao hơn một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

VII. CAM KẾT ĐẦU RA

Một là, Rèn luyện nhân cách học sinh; Có ý thức kỷ luật cao; Có khả năng tư duy, lý luận; Có tính sáng tạo trong công việc; Có tinh thần làm việc đội nhóm hiệu quả; Có lòng nhân ái, sẵn sàng sẻ chia trong các hoạt động thiện nguyện;

Hai là, Rèn luyện thể chất tốt để có tinh thần minh mẫn trong học tập và dẻo dai trong các hoạt động ngoài trời; Có khả năng chơi tốt ít nhất 1 môn thể thao;

Ba là, Có vốn kiến thức về Tiếng Anh và Tin học văn phòng đáp ứng với yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.

Bốn là, Đủ kiến thức văn hóa để đáp ứng với các kỳ thi quốc gia; 100% HS lên lớp; 100% HS lớp 12 tốt nghiệp THPT và vào ĐH theo năng lực.

VIII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

1* Về cơ sở vật chất:

- Xây dựng phòng học đạt chuẩn, trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học và nghe nhìn ;

- Xây dựng các phòng chức năng đủ điều kiện để phục vụ cho dạy và học;

- Xây dựng thư viện đủ đầu sách phục vụ cho học sinh tham khảo tự học và phục vụ cho giáo viên nghiên cứu xây dựng bài giảng;

- Xây dựng các khu vui chơi giải trí, phục vụ cho học sinh rèn luyện sức khỏe.

- Xây dựng nhà trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

2* Về chương trình giáo dục:

   - Việc rèn luyện đạo đức tác phong, nhân cách, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, trong đó kỷ luật được đưa lên hàng đầu với quan điểm “Tiên học lễ - Hậu học văn”.

- Việc thực hiện chương trình phổ thông một cách nghiêm túc, từng bước hoàn thiện đội ngủ giáo viên một cách tốt nhất, hội đủ các tiêu chí để đáp ứng với yêu cầu của phụ huynh và học sinh, có đủ năng lực để đáp ứng với các kỳ thi quốc gia và kiến thức bước vào cuộc sống.

- Việc rèn luyện sức khỏe của học sinh được quan tâm đúng mực, mỗi học sinh đều phải tham gia hoạt động của các câu lạc bộ theo sở thích và năng khiếu của bản thân.

- Đào tạo ra những học sinh toàn diện trên 3 lĩnh vực quan trọng:

ĐẠO ĐỨC - TRÍ TUỆ      - THỂ CHẤT

IX. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

1.   Sứ mệnh

Trường THCS-THPT Việt Thanh có sứ mệnh đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh;Tạo môi trường giáo dục nề nếp, kỷ cương, thân thiện tạo điều kiện cho học sinh được phát triển toàn diện.

2.   Tầm nhìn

Là một ngôi trường Ngoài công lập trong tốp đầu của Quận Tân Bình và TP.HCM; Là nơi mà phụ huynh tin tưởng và lựa chọn, học sinh ước mơđược học tập và rèn luyện phát triển nhân cách; Là nơi giáo viên, nhân viên có đầy đủ điều kiện để cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

3.   Giá trị

Tuyên bố về giá trị cơ bản của nhà trường

NHÂN ÁI - TRUNG THỰC - TRÁCH NHIỆM - HỢP TÁC

 

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 2022
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

(đã ký)

Nguyễn Tỷ Chế Đạt

Joomla Templates - by Joomlage.com